spot_img

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VIỆC TẶNG CHO TÀI SẢN LÀ BẤT ĐỘNG SẢN.

Đáng Quan Tâm

Chủ Đề Khác

Ông Đặng Hoàng Hải ở phường Thới Hòa, TX. Bến Cát, tỉnh Bình Dương  hỏi:

Ba mẹ tôi sở hữu 400m2 đất, đã xây dựng 1 căn nhà 50m2 trên đất. Nay tôi lập gia đình, ba mẹ tôi nói cho tôi 100m2 đất để xây dựng nhà nhưng lại không muốn làm thủ tục tách thửa mà nói khi nào ba mẹ mất thì toàn bộ đất cũng thuộc về tôi. Vậy tôi có thể xây dựng nhà trên đất của ba mẹ hay không khi không làm thủ tục tách thửa?

 Với câu hỏi của ông, Văn phòng luật Lê Giang xin trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 457 BLDS 2015, có hiệu lực từ ngày 01_01_2017 về  Hợp đồng tặng cho tài sản như sau:

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

Đối với việc tặng cho tài sản là bất động sản tại Điều 459 BLDS 2015 có quy định

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. Đất là bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu vì vậy nếu cha mẹ ông muốn cho đất ông thì phải đo vẽ phần diện tích đất dự định cho ông và ra ký hợp đồng tặng cho tại phòng công chứng để làm thủ tục sang tên ông theo quy định của pháp luật.

Trường hợp tặng cho nhưng không tách thửa mà chỉ nói miệng hoặc viết giấy tay thì phần đất đó vẫn thuộc quyền sử dụng của cha mẹ ông, trường hợp ông muốn xây dựng nhà trên đất thì cha mẹ ông sẽ là người đúng tên xin giấy phép xây dựng chứ không phải ông.

Còn việc sau khi cha mẹ ông chết, toàn bộ tài sản trên thuộc quyền sử dụng của ông nếu cha mẹ ông để lại di chúc cho 1 mình ông và không có trường hợp nào được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Nếu cha mẹ ông chết mà không để lại di chúc tài sản của cha mẹ ông sẽ được chia cho các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: ông bà nội, ông bà ngoại của ông, các anh chị em của ông, kể cả con riêng của cha mẹ ông (con riêng của bên nào bên đó hưởng) và con nuôi được nhận nuôi theo quy định của pháp luật.

Trân trọng.

Luật sư Nguyễn Thị Huệ- Văn phòng luật Lê Giang

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÊ GIANG với hơn 13 năm kinh nghiệm có thể tư vấn đến quý vị về nhiều vấn đề pháp lý đa dạng liên quan. Đặc biệt, lĩnh vực ĐẤT ĐAI, THỪA KẾ, VẤN ĐỀ TÀI SẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ NƯỚC NGOÀI…là các dịch vụ pháp lý nổi bật của Văn phòng chúng tôi.

Để được tư vấn về vấn đề của quý khách hàng xin vui lòng liên hệ : VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÊ GIANG Trụ sở : 47/1 Nguyễn Văn Đậu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh  Luật sư Lê Hoài Giang- Trưởng văn phòng: 0903 392 117 (Telephone, Zalo, Viber, Facetime…)  Email: lsgiangle@gmail.com www.legianglaw.com  

 

0/5 (0 Reviews)
- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img

Bài Mới