Những năm gần đây việc thừa kế sổ tiết kiệm dần trở nên phổ biến. Đó là những trường hợp gia đình có người thân mất đột ngột, đặc biệt hơn là có những người gửi tiết kiệm theo hình thức không có sổ, hoặc do giấu gia đình nên khi qua đời thì gia đình mới biết. Để lãnh các khoản tiền này, người thừa kế phải khai nhận thừa kế. Tuy nhiên khi tiến hành thủ tục mọi người thường cảm thấy rắc rối vì phải trải qua các thủ tục chặt chẽ. Qua bài viết này, Văn phòng luật sư Lê Giang sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật trong trường hợp trên.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản và quy định về quyền thừa kế như sau: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”
Như vậy, sổ tiết kiệm là tài sản bằng giấy tờ có giá trị, do đó khi người sở hữu sổ tiết kiệm qua đời thì sẽ tài sản này sẽ xét đến các trường hợp sau đây:
- Người sở hữu sổ tiết kiệm để lại di chúc: Nếu trong di chúc nội dung nêu rõ đích danh người được nhận thừa kế thì người đó sẽ hợp pháp được hưởng quyền thừa kế sổ tiết kiệm.
- Người sở hữu sổ tiết kiệm không có di chúc: Trường hợp này tài sản là sổ tiết kiệm sẽ phải chia theo pháp luật. Những người được hưởng thừa kế từ số tiền tiết kiệm này sẽ bao gồm như sau:Hàng thừa kế thứ nhất ( vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết); Hàng thừa kế thứ hai (ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại); Hàng thừa kế thứ ba (cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại).
Những người thừa kế trong cùng một hàng thì sẽ được hưởng một phần tiền như nhau. Nghĩa là số tiền trong sổ tiết kiệm sẽ được chia đều cho những người này.
Những người đồng thừa kế sổ tiết kiệm có quyền thừa kế hoặc tặng cho di sản trong phần tài sản mà họ được hưởng.
Nếu hàng thừa kế trước đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng hoặc từ chối nhận thừa kế từ sổ tiết kiệm thì hàng thừa kế sau sẽ được hưởng các quyền lợi này.
Nội dung chúng tôi cung cấp bên trên là một số thông tin pháp luật quy định sẽ giúp bạn biết được ai sẽ thuộc đối tượng nhận được tiền từ sổ tiết kiệm của người đã chết . Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ KHAI NHẬN THỪA KẾ của Văn phòng chúng tôi hoặc có thắc mắc nào cần tư vấn thì hãy vui lòng liên hệ đến VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÊ GIANG.
Văn phòng luật sư Lê
Giang chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến thừa kế, chuyên xử lý những hồ
sơ khai di sản thừa kế KHÓ và liên quan đến người Viêt Nam ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI.
Văn phòng chúng tôi
cam kết không nhận phí khi hồ sơ không hoàn tất.
Website:
legianglaw.com
Địa chỉ : 47/1 Nguyễn Văn Đậu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Trưởng văn phòng: Luật
sư Lê Hoài Giang
Email:
lsgiangle@gmail.com
Luật sư tư vấn :
0903.392.117-0902.268.667- 0901.85.96.83.